Liên hệ: BÁO GIÁ ĐẶT HÀNG:

Các loại cửa và những ưu, khuyết điểm điển hình

Vật liệu để làm cửa khá phong phú. Mỗi loại có những ưu-nhược điểm, ứng dụng và giá thành khác nhau. Hãy cùng Namwindows khảo sát những đặc điểm của 5 loại cửa trên thị trường hiện nay nhé!


Hiện nay, các gia chủ không ngại chi tiêu để có những cánh cửa đẹp mắt. Chính vì vậy, cửa không còn đơn thuần là lối ra vào nhà hay để kết nối các phòng mà còn trở thành điểm nhấn thẩm mỹ khác biệt mỗi công trình.

Thị trường hiện nay có nhiều chủng loại dùng cho nhà ở như gỗ tự nhiên, gỗ nhân tạo, sắt, nhôm (nhôm kính), kính, nhựa. Mỗi dạng có tính năng, ưu, khuyết điểm và giá cả khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu xem chúng có những đặc điểm gì nhé.
Cửa gỗ tự nhiên
1. Cửa gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp

Cửa gỗ tự nhiên nhiều ưu điểm như cách âm, nhiệt tương đối, có giá cao nhất và là chủng loại sang đẹp hơn cả trong tất cả các loại cửa. Vật liệu cấu thành nên các sản phẩm cửa gỗ là cốt gỗ tự nhiên 100% đã qua xử lý ngâm, tẩm, sấy, độ ẩm. Thường là gỗ lim, sồi, xoan đào, giáng hương, căm xe, tần bì….Khi dùng, để tránh mối mọt và cong vênh ăng độ nhẵn cho bề mặt hoàn thiện sản phẩm bằng công nghệ sơn UV tự động hóa tạo cho bề mặt của sản phẩm nhẵn bóng, chống trầy xước, thẩm mỹ đẹp.

Tuy nhiên cửa gỗ lại vướng nhược điểm nặng, làm tăng tải trọng cho nền móng công trình; không bền lâu trong môi trường nước, ẩm ướt, dễ bị hư mục; biến dạng, cong vênh hay co ngót dưới tác động của ánh nắng mặt trời, nhất là khi cửa được đặt ở những hướng có ánh nắng chiếu trực tiếp. Hơn nữa cửa gỗ tự nhiên lại có giá thành cực kỳ cao, nên chỉ có những tay chơi “đại gia” mới mạnh tay đầu tư sử dụng.

Cửa gỗ nhân tạo có những tính năng tương tự cửa gỗ tự nhiên nhưng cần lưu ý phần khung xương bên trong. Ví dụ như cửa gỗ nhân tạo HDF, khung xương bên trong cánh cửa làm bằng gỗ cứng hay gỗ thông được cắt ngắn ghép lại và qua tẩm sấy theo đúng chuẩn để hạn chế tối đa sự co ngót, biến dạng của vật liệu. Từ đó, ưu điểm loại cửa gỗ này là không bị cong vênh, không bị hiện tượng hở các mối ghép dưới tác động thời tiết và có khả năng chống mối mọt do là gỗ công nghiệp. Và chúng cũng nhẹ hơn gỗ tự nhiên nên tránh được tình trạng xệ bản lề và giảm tải trọng công trình.

Cửa gỗ thường được dùng làm cửa nhà, cửa sổ,cửa phòng hoặc cửa đi bên trong nhà. Sử dụng cửa gỗ, bạn còn dễ kết hợp nó với không gian trong nhà bởi phần lớn nội thất cũng thường được làm bằng vật liệu gỗ. Gỗ công nghiệp với nhiều ưu điểm và dễ tạo kiểu dáng, màu sắc hiện đại nên nó ngày càng được ưa chuộng hơn.

Giá thành: Gỗ tự nhiên giá thành cao vì nguồn cung cấp khan hiếm, giá dao động từ 1.700.000 đồng đến 2.200.000 đồng/m2 tùy vào loại gỗ. Gỗ công nghiệp giá thành thấp, khoảng bằng 70% so với gỗ tự nhiên.

2. Cửa nhôm (cửa nhôm kính và cửa nhôm vân gỗ, cửa nhôm ốp gỗ)

Cửa nhôm nhẹ, bền, không bị gỉ lại sạch sẽ. Trên thị trường hiện nay có loại cửa nhôm ốp gỗ, và cửa nhôm kính (Cửa nhôm kính và cửa nhôm vân gỗ).

Sản phẩm cửa nhôm gỗ là sự kết hợp giữa hai nguyên liệu chính là nhôm và gỗ. Trong đó, phần tiếp xúc với môi trường bên ngoài được bọc lớp nhôm để hạn chế sự tác động của thời tiết như: nắng mưa, ăn mòn, gỉ sét… giúp tăng độ bền của sản phẩm; còn lớp gỗ bên trong góp phần tăng cường tính cách nhiệt, nâng cao tính thẩm mỹ, phù hợp với nội thất trong nhà. Tuy nhiên, cửa nhôm gỗ là dòng sản phẩm cao cấp phù hợp với những công trình có ngân sách đầu tư lớn.
Cấu tạo cửa nhôm ốp gỗ
Cửa nhôm kính và cửa nhôm kính vân gỗ: là sự kết hợp của kính và khung thanh profile nhôm, kiểu dáng đa dạng như khung cửa vuông, chữ nhật, hình bán nguyệt, hình tròn... và dễ tạo được những điểm nhấn riêng về trang trí, làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho toàn bộ cửa, tạo vẻ sang trọng cho căn nhà. Cửa nhôm vân gỗ là cửa nhôm kính được quét lớp sơn tĩnh điện nên nhìn bên ngoài trông như lớp vân gỗ.

Cửa nhôm vân gỗ đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ cao của người Việt qua những họa tiết vân gỗ tinh xảo, mẫu mã, chủng loại phong phú. Cửa nhôm kính thích hợp với hệ thống của mặt tiền, tức ở vị trí tiếp xúc thường xuyên với nắng, mưa, gió, bụi... Ngoài ra, tuỳ diện tích, giải pháp nhôm kính cũng thỏa mãn được yêu cầu lắp đặt của cửa mở hay cửa lùa.

Giá thành: Thông thường giá cửa nhôm vân gỗ khoảng 1.100.000 đồng/m2 (đã hoàn thiện bao gồm kính, ổ khóa). Còn cửa nhôm kính có giá khoảng 800.000 - 1.900.000 đồng/m2 (hoàn thiện).


Cửa nhôm kính
 Cửa nhôm vân gỗ
3. Cửa sắt

Khi biết dùng những bộ cửa sắt đúng nơi và đúng cách, bạn sẽ phát huy hết giá trị của nó và tạo cho ngôi nhà một phong cách riêng biệt và cá tính, thể hiện gu thẩm mỹ của mình. Cửa sắt thường được chế tạo bằng cách hàn lắp ghép nhiều loại sắt có quy cách khác nhau. Vị trí của cửa sắt thường ở tường đầu hồi hay tường dọc. Kích thước của cửa thường phụ thuộc vào mục đích sử dụng, vào kích thước các vật cần vận chuyển qua cửa, vào lượng người ra vào, vào kích thước của mặt tiền căn nhà và căn cứ vào ý thích của người sử dụng.

Cửa sắt được sử dụng làm cửa cổng trong các biệt thự. Nó chính là bộ mặt tiếp xúc đầu tiên của công trình với khách tới thăm nhà nên không chỉ có tác dụng bảo vệ nhà mà còn để phô trương vẻ bề thế, hiện đại của công trình. Cửa sắt thường được dùng trong các kiến trúc Pháp, châu Âu.
Cửa sắt thường được dùng làm cửa cổng: cổng nhà, cổng cơ quan,...

Giá thành: Cửa sắt được tính theo m2 tùy thuộc vào chủng loại sắt, độ dày, kiểu dáng. Với những cửa sắt thông thường dùng sắt Hoa sen hay Hữu Liên Nhật giá khoảng 750.00 đồng – 950.000 đồng/m2. Đối với cửa sắt dùng sắt mỹ thuật thì giá từ 1.800.000 đồng đến 2.500.000 đồng/m2.

4. Cửa kính

Cửa kính rộng, sang trọng, nối và mở rộng được không gian, tạo được tầm nhìn bao quát, tận dụng được nguồn ánh sáng tự nhiên cho căn phòng. Vẻ đẹp và công dụng của sản phẩm này cũng sẽ phản ánh sự hiện đại và tiện nghi của căn nhà.

Nếu phân loại kính theo mức độ truyền ánh sáng thì có kính trong suốt, kính trong mờ, kính mờ đục, kính phản quang, gương. Kính được phân chia theo cấu tạo gồm kính thường, kính dán an toàn (2 hoặc 3 lớp kính dán với nhau), kính cường lực. Cũng có thể phân loại kính theo mục đích sử dụng, gồm kính lấy ánh sáng, kính vừa lấy ánh sáng vừa cách âm và cách nhiệt (kính hộp có 2-3 lớp kính, giữa các lớp kính là khí trơ cách âm và cách nhiệt), kính trang trí (kính màu, kính có hoa văn)...
Đối với điều kiện khí hậu Việt Nam, nếu mặt nhà hướng tây hoặc đông thì không nên mở rộng cửa để giảm ánh nắng nóng chiếu vào nhà, hoặc phải có biện pháp che nắng thích hợp. Sử dụng cửa kính tạo không gian mở, điểm nhìn đẹp từ bên trong cho căn nhà đồng thời vẫn cách âm, cách nhiệt tốt.

Giá thành: Lắp đặt và hoàn thiện cả phụ kiện với kính khoảng 1.450.000 đồng đến 1.800.000 đồng/m2.

5. Cửa nhựa lõi thép uPVC

Không chỉ được dùng thay thế gỗ và nhôm, sắt còn mang lại những giá trị sử dụng mới với những tính năng hiện đại và khả năng cách âm, cách nhiệt, chống cháy, chịu va đập, độ bền cao, thuận tiện trong thi công đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại. Đặc biệt, cửa nhựa uPVC là vật liệu thay thế hoàn hảo khi nguồn gỗ ngày càng khan hiếm.

Về mặt thiết kế kiến trúc cửa nhựa uPVC làm cho các ngôi nhà có hình khối nhẹ nhàng hơn và mang dáng dấp hiện đại, sang trọng phong cách đậm hơi hướng Châu Âu. Cửa nhựa được sử dụng phổ biến trong các kiến trúc nhà phố, nhà biệt thự, chung cư, nhà cao tầng… dùng làm cửa đi, cửa sổ.

Cửa nhựa lõi thép là loại cửa có mặt trên khắp mọi công trình: nhà ở, chung cư, khách sạn, văn phòng, nhà cao tầng...

Giá cửa nhựa lõi thép: được tính theo m2, cửa có kích thước nhỏ thì giá cao, cửa nhựa lõi thép thông thường giá từ 1.700.000 đồng – 2.250.000 đồng (chưa bao gồm phụ kiện). Cửa nhựa lõi nhôm châu Âu từ 1.900.000 – 2.500.000 đồng (chưa bao gồm phụ kiện). Theo các tư vấn viên về cửa nhựa cho biết, phụ kiện đi kèm như tay cầm, ổ khóa , bản lề... phải là những đồ thật tốt vì đây là những vật chúng ta sử dụng thường xuyên. Giá một bộ phụ kiện khoảng 350.000 - 700.000 đồng/bộ.

Lưu ý dùng cửa đúng với từng vị trí
  • Chọn loại cửa nào, chọn chủng loại vật liệu nào cho cửa cần căn cứ vào phong cách kiến trúc, nhu cầu sử dụng (đi lại, ngăn chia, khai thác ánh sáng, khai thác thông thoáng, tạo tầm nhìn ngắm cảnh). Cửa phải được đề cập đến và nghiên cứu ngay từ khi thiết kế phương án kiến trúc
  • Tuỳ từng trường hợp và chủng loại cửa mà có giải pháp cụ thể. Ví dụ như chỗ mưa tạt nhiều không nên dùng cửa trượt mà dùng cửa mở hất (với cửa nhựa lõi thép), nơi có cửa gỗ ngoài trời phải có mái, có hiên hay ô văng để bảo vệ cửa; với cửa mở quay tránh cánh lớn quá dễ bị xệ cánh…
  • Cửa sắt thường bao ngoài nhà, cửa kính dày trên 10 ly, loại không có khung thích hợp trang bị ở phòng khách hoặc phân chia các gian nhà. Cửa này có tác dụng đưa tầm bao quát rộng, có thể có cảm giác “nối” các không gian với nhau và làm rộng căn nhà ra. Cửa nhựa tiện đặt nơi thường xuyên tiếp xúc với nước, ví dụ như nhà vệ sinh.
Qua đây chắc bạn đã hình dung được nên dùng loại cửa nào phù hợp với điều kiện tài chính, diện tích, thiết kế, và vị trí tương ứng trong ngôi nhà của mình rồi phải không nào.

>> Một số kiêng kỵ khi đặt cầu thang

Bạn đã xem chưa

No comments:

Post a Comment

Note: only a member of this blog may post a comment.